Tham sân si đến từ đâu?
Tham sân si, hay còn gọi là tam độc, là ba tâm bất thiện được đề cập trong Phật giáo. Bản chất của những tâm này là gì?
Hàng ngày, chúng ta tiếp nhận rất nhiều những tác động từ bên ngoài thông qua 6 nguồn thông tin, gồm 5 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) và ý nghĩ. Ý nghĩ cũng là một tác động xuất phát từ quá khứ (bộ nhớ) hoặc tương lai (trí tưởng tượng). Những tác động đó sẽ sinh ra 3 loại cảm xúc là: dễ chịu (lạc), khó chịu (khổ), và bình thường (xả). Một cách tự nhiên, chúng ta sẽ phản ứng lại những cảm xúc đó với 3 tên gọi khác nhau:
- Tham là phản ứng lại tác động dễ chịu.
- Sân là phản ứng lại tác động khó chịu.
- Si là phản ứng lại tác động bình thường.
Tâm của chúng ta luôn sẵn sàng phản ứng lại bất kỳ tác động nào đưa đến. Phản ứng lại là biểu hiện của sự dính mắc. Dính mắc thì số phận sẽ bị lôi kéo theo dòng xoáy của sự kiện như vậy (gọi là luân hồi). Để giải thoát khỏi dính mắc, chúng ta cần buông bỏ những tâm bất thiện này. Buông bỏ sẽ diệt trừ tham sân si, từ đó mang đến sự giải thoát.
Giải thoát là trạng thái của tâm không còn dính mắc, không còn bị lôi kéo, không còn phản ứng lại những sự kiện tác động nữa. Ở trạng thái tự do đó, tâm sẵn sàng tiếp nhận những trải nghiệm màu nhiệm nhất đến từ vũ trụ mà không bị ngăn cản bởi bất kỳ sự dính mắc nào. Phật giáo gọi đó là trạng thái niết bàn.
Tham sân si có xấu không?
Tham sân si không xấu mà đó là kết quả của quá trình sinh tồn trong tự nhiên. Để sinh tồn, mỗi sinh vật đều cần phản ứng lại môi truờng một cách hợp lý. Nếu đói thì tâm tham sẽ thúc đẩy ta đi kiếm ăn. Nếu có vật gì nguy hiểm thì tâm sân sẽ thúc đẩy ta loại bỏ nó. Nếu không có gì xảy ra thì tâm si sẽ thúc đẩy ta khám phá và tích trữ.
Về mặt tích cực, tham là thu gom, sân là loại bỏ, si là tìm kiếm. Đây là quy luật sinh tồn của tự nhiên. Nếu thiếu đi tham sân si, xã hội vật chất đã không thể phát triến cho đến ngày hôm nay.
Tại sao lại cần loại trừ tham sân si?
Khi nhu cầu vật chất tạm ổn, con nguời sẽ huớng đến những mục tiêu cao hơn. Đó là khám phá bản thân và vũ trụ, là tìm ra mục đích của sự tồn tại, là tìm ra hạnh phúc đích thực. Quá trình tìm kiếm đó gọi là con đuờng tâm linh. Để vuợt qua sự tồn tại vật lý này, con nguời phải thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới vật chất. Từ đó, con nguời cần rời bỏ những công cụ sinh tồn của mình, đó là tham sân si. Vì lẽ đó, thanh tịnh hóa tâm thức chính là điểm mấu chốt cho quá trình tiến hóa tiếp theo của con nguời.
Đó là con đuờng mà những vĩ nhân đã đi qua.